[DRL News] Cảng biển Đồng Nai san sẻ áp lực cho vùng kinh tế phía Nam
DRL GROUP - CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ DRL GROUP

Tin tức

12 07-2023

[DRL NEWS] CẢNG BIỂN ĐỒNG NAI TRỞ THÀNH “CÁNH TAY NỐI DÀI”, SAN SẺ ÁP LỰC VÙNG KINH TẾ PHÍA NAM

Hệ thống cảng biển Đồng Nai

[DRL NEWS] CẢNG BIỂN ĐỒNG NAI TRỞ THÀNH “CÁNH TAY NỐI DÀI”, SAN SẺ ÁP LỰC VÙNG KINH TẾ PHÍA NAM

Hệ thống cảng, đặc biệt nhất là các cảng biển nước sâu đang giữ vai trò là đầu mối phục vụ xuất – nhập khẩu hàng hóa tại Đồng Nai, tạo động lực phát triển toàn vùng, đóng góp vào sự tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Chính vì vậy, với vai trò đang là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng, cảng biển Đồng Nai trở thành “cánh tay nối dài”, san sẻ áp lực vùng kinh tế phía Nam. Các chuyên gia nhận định rằng, thị trường bất động sản khu vực tỉnh sẽ tiếp tục hưởng lợi theo sự phát triển đồng bộ của hệ thống cảng biển này. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của DRL Group để tìm hiểu rõ hơn nhé! 

Tiềm năng phát triển hệ thống cảng biển tại Đồng Nai

Đồng Nai là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển hệ thống cảng và vận tải đường thủy.

Theo quyết định phê duyệt của Chính phủ ban hành vào tháng 9/2021, trong quy hoạch tổng thể thiết lập hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030; tầm nhìn đến năm 2050 các cảng biển thuộc hệ thống vận tải đường thủy Đồng Nai thuộc nhóm cảng biển số 4.

Nhóm cảng biển số 4 được xác định là nhóm cảng biển lớn nhất Việt Nam và cũng là nhóm cảng biển quan trọng nhất. Đây là loại hình chiếm tới 43% tổng lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển cả nước. Trong đó, hệ thống cảng biển Đồng Nai được xác định là cảng biển loại I mang vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế và giao thương của quốc gia.

Tiềm năng phát triển hệ thống cảng biển tại Đồng Nai

Tuy vậy, hệ thống cảng biển của tỉnh Đồng Nai cũng có những điểm hạn chế nhất định. Điển hình là hạn chế về quy mô. Theo ông Nguyễn Xuân Sang - Thứ trưởng Bộ GTVT, hiện nay tàu biển có 3 phân khúc chính bao gồm: 

·    Chuyên vận chuyển các tuyến đường xa: Cỡ tàu 100 - 230 ngàn tấn;

·    Phân khúc nội Á: Cỡ tàu từ 30 - 70 ngàn tấn;

·    Phân khúc nội địa: Cỡ tàu từ 30 ngàn tấn trở xuống;

Dựa theo xu hướng vận tải biển và quy mô của hệ thống cảng biển Đồng Nai, đơn vị tư vấn đã định hướng phân khúc phát triển cho hệ thống cảng biển của tỉnh. Theo đó, hệ thống cảng biển Đồng Nai cần tập trung đẩy mạnh 2 phân khúc nội Á và nội địa sẽ phù hợp với đặc điểm kinh tế và quy mô hiện có của khu vực.

Tuy gặp hạn chế về quy mô của hệ thống cảng biển nội tỉnh nhưng tiềm năng phát triển kinh tế cảng biển của Đồng Nai lại được “tiếp sức” mạnh mẽ khi nằm ngay vị trí gần cụm cảng biển Cái Mép - Thị Vải thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện đây là cảng biển nước sâu lớn nhất cả nước.

Lợi thế phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai từ cảng biển

Hệ thống cảng biển mang lại lợi thế to lớn cho nền kinh tế Đồng Nai nói riêng và kinh tế toàn vùng nói chung.

Trong thời gian tới, Đồng Nai sẽ quy hoạch phát triển 3 khu bến cảng bao gồm:

·    Khu bến cảng Phước An, Gò Dầu, Phước Thái; 

·    Khu bến cảng Nhơn Trạch;

·    Khu bến cảng Long Bình Tân;

Lợi thế phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai từ cảng biển

Cụ thể, khu bến cảng biển được quy hoạch đầu tiên là Phước An, Gò Dầu, Phước Thái nằm trên sông Thị Vải thuộc huyện Nhơn Trạch. Khu bến cảng này phát triển có vai trò phục vụ kinh tế - xã hội các tỉnh Đông Nam bộ và khu vực Tây Nguyên. Khu bến cảng có thể đón tàu trong phân khúc nội Á trọng tải lên đến 60 ngàn tấn phía hạ lưu cầu Phước An; đến 30 ngàn tấn phía thượng lưu cầu Phước An đến Gò Dầu, Phước Thái. Khu bến cảng này sẽ bao bến tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí hoạt động phù hợp với điều kiện khai thác tuyến luồng hàng hải của địa phương và tĩnh không công trình vượt sông.

Khu bến cảng thứ 2 sẽ được khai thác là Nhơn Trạch; có phạm vi quy hoạch sử dụng bao gồm vùng đất, vùng nước bên phải tuyến luồng Sài Gòn - Vũng Tàu; luồng Đồng Nai; luồng Đồng Tranh (thuộc địa phận của huyện Nhơn Trạch). Bến tàu cũng có vai trò phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Đông Nam bộ với các bến tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí. Khu bến cảng có thể đón tàu trọng tải đến 45 ngàn tấn hoặc lớn hơn; giảm tải so với khu bến cảng 1 để phù hợp với điều kiện khai thác tuyến luồng hàng hải và tĩnh không công trình vượt sông của khu vực.

Khu bến cảng còn lại nằm trong quy hoạch được duyệt là Long Bình Tân thuộc sông Đồng Nai. Khu bến cảng sẽ bao gồm vùng đất, vùng nước bên phải tuyến luồng Đồng Nai (thuộc hạ lưu cầu Đồng Nai); có vai trò là khu bến cảng vệ tinh và là đầu mối gom hàng cho các cảng biển trong khu vực phía Nam và phục vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Khu bến cảng này bao gồm bến tổng hợp, container, hàng lỏng/khí. Cỡ tàu trọng tải đến 5 ngàn tấn sẽ bổ trợ đắc lực cho các bến tàu quy mô trên.

Quy hoạch 3 khu bến cảng tại Đồng Nai

Với hệ thống cảng biển, cảng cạn tiềm năng hiện có, Đồng Nai đang sở hữu nguồn tài nguyên rất quan trọng với vai trò thúc đẩy kinh tế khu vực nói chung và của địa phương nói riêng. Trở thành một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của khu vực.

Trước định hướng phát triển hệ thống cảng biển của tỉnh sẽ đón các tàu thuộc phân khúc trọng tải nhỏ phục vụ vận chuyển nội Á và nội địa. Thì các cảng biển của tỉnh sẽ phải chịu sự cạnh tranh trực tiếp từ các cảng biển TP.HCM, Bình Dương, Long An đang hoạt động. 

Do đó, Đồng Nai phải nỗ lực đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông kết nối tốt; Từ đó giảm chi phí, giảm thời gian vận chuyển của tỉnh đến các đô thị trung tâm. Có thể “kéo” tàu, “kéo” hàng về các cảng biển trên địa bàn tỉnh để tạo nên sự sầm uất, thịnh vượng cho khu vực.

Tuy nhiên, tiềm năng hệ thống cảng biển ở Đồng Nai nói riêng và các cụm cảng thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung chỉ được phát huy tối đa khi cơ sở hạ tầng giao thông kết nối với các trung tâm kinh tế lớn được đầu tư và hoàn thiện. Điều này vừa là lợi thế vừa là thách thức cần được tỉnh phối hợp toàn bộ tài nguyên trong khu vực để phát triển đồng bộ.

Thị trường bất động sản Đồng Nai hưởng lợi như thế nào từ hệ thống cảng biển?

Theo nhận định của các chuyên gia, trước tọa độ đặc biệt của Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á; bất cứ địa phương nào sở hữu cảng quốc tế hay hệ thống cảng biển giáp ranh sẽ trở thành trung tâm giao thương của cả quốc gia và khu vực.

Hạ tầng khu vực sẽ được các cơ quan ban ngành tập trung đầu tư, thu hút các khu công nghiệp phát triển. Kéo theo đó là lượng lớn lao động và chuyên gia đầu ngành sinh sống và làm việc. Sự phát triển vượt trội của hệ thống cảng biển dẫn đến sự hình thành các khu đô thị dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở trước sự dịch chuyển dân cư về các khu trung tâm kinh tế lớn. Khi tăng dân số, nhu cầu đô thị hóa tăng cao sẽ kéo theo nhiều lĩnh vực khác cùng phát triển. Mà hơn hết là sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp logistics, hạ tầng giao thông và thị trường bất động sản nhằm đáp ứng nhu cầu an sinh cơ bản.

Thị trường bất động sản Đồng Nai hưởng lợi như thế nào từ hệ thống cảng biển?

Hệ thống giao thông luôn là yếu tố quyết định hàng đầu trong việc kích thích thị trường bất động sản khu vực tăng trưởng. Trước lợi thế phát triển công nghiệp và tài nguyên giao thông đường thủy vốn có, Cảng biển Đồng Nai trở thành “cánh tay nối dài”, san sẻ áp lực vùng kinh tế phía Nam; dần dần trở thành điểm sáng về thị trường bất động sản nhà ở, được nhiều người quan tâm bởi khả năng mang lại lợi nhuận cao và an toàn. Khi tỉnh Đồng Nai phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ và hiện đại cả về đường bộ, đường thủy, đường hàng không, cùng vị trí đắc địa, Đồng Nai sẽ trở thành một vùng đất giàu tiềm năng luôn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước săn đón.

Với các lợi thế trên, DRL Group tin rằng hệ thống cảng biển Đồng Nai sẽ trở thành “cánh tay nối dài”, san sẻ áp lực vùng kinh tế phía Nam. Khám phá thêm tin tức về thị trường bất động sản Đồng Nai tại: https://drlgroup.vn/tin-du-an.