[DRL News] Cao tốc vàng mang trên mình “sứ mệnh” kết nối khu vực tại Đồng Nai
DRL GROUP - CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ DRL GROUP

Tin tức

24 05-2023

[DRL NEWS] CAO TỐC VÀNG MANG TRÊN MÌNH “SỨ MỆNH” KẾT NỐI KHU VỰC TẠI ĐỒNG NAI

Cao tốc vàng kết nối khu vực tại Đồng Nai (1)

[DRL NEWS] CAO TỐC VÀNG MANG TRÊN MÌNH “SỨ MỆNH” KẾT NỐI KHU VỰC TẠI ĐỒNG NAI

Ngày nay, khi kinh tế các vùng miền cả nước có xu hướng ngày càng kết nối, cơ sở hạ tầng giao thông cũng đóng một vai trò hết sức đặc biệt cho sự phát triển của từng địa phương. Hệ thống giao thông thuận lợi không chỉ giúp cho việc di chuyển giữa các địa phương nhanh chóng; giao thương hiệu quả mà còn giúp tạo ra một hành lang vận tải; mang lại những lợi thế cạnh tranh vượt trội giữa các địa phương, các vùng trong vấn đề thu hút những nhà đầu tư quốc tế. 

1. Hạ tầng giao thông - động lực phát triển bất động sản Đồng Nai

Hiểu được tầm quan trọng trong việc đầu tư hạ tầng giao thông trong vấn đề phát triển nền kinh tế của các tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thời gian qua, Chính phủ, ngành trung ương, các bộ và lãnh đạo Đồng Nai đã đặc biệt chú trọng, quan tâm về vấn đề xây dựng và quá trình hoàn thiện các dự án cao tốc vàng mang trên mình “sứ mệnh” kết nối khu vực tại Đồng Nai và toàn vùng kinh tế phía Nam. Đây được xem là yếu tố trọng tâm với những yêu cầu khắt khe, đảm bảo sự hoàn thiện, kết nối tỉnh Đồng Nai với các vùng kinh tế trọng điểm lớn của cả nước thông qua hệ thống giao thông thuận lợi.

Cao tốc vàng kết nối khu vực tại Đồng Nai (2)

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai gần như hội tụ đầy đủ các loại hình giao thông cũng như tiềm năng để tạo động lực lớn cho sự phát triển Kinh tế - An sinh xã hội, đặc biệt là thị trường nhà đất. Nhìn vào hàng loạt các dự án giao thông trọng điểm được triển khai và hoàn thiện tại tỉnh Đồng Nai; đi qua các địa phương như: Dầu Giây - Phan Thiết, Dầu Giây - Đà Lạt; Sân bay Quốc tế Long Thành, các tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành, Biên Hòa - Vũng Tàu, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Vành đai 3 đã, đang và sắp được đưa vào xây dựng và hoàn thiện. 

Các dự án này cũng cho thấy được tốc độ phát triển, đầu tư, xây dựng các dự án giao thông quy mô mang tầm vóc quốc gia; kết nối các vùng đã được đội ngũ lãnh đạo trung ương cũng như địa phương hết sức chú trọng và quan tâm.

Với tầm nhìn xa trông rộng trong việc phát triển nhanh chóng hạ tầng giao thông là bước “đi trước một bước” trong việc tư duy phát triển kinh tế đặc biệt là bất động sản tại Đồng Nai. Điều này, vừa tháo gỡ các vấn đề tắc nghẽn trong giao thông, vừa tạo điều kiện, đòn bẩy để phát triển về mọi mặt; đưa Đồng Nai hướng đến mục tiêu trở thành vùng kinh tế phát triển, địa phương công nghiệp theo hướng quy mô hiện đại trong thời gian sắp tới.

2. Các dự án cao tốc vàng tại Đồng Nai

Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với độ dài hơn 55km cùng với 4 làn xe; được xem là tuyến đường hết sức quan trọng kết nối TP.HCM với các tỉnh vùng Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đây là tuyến đường cao tốc được lên kế hoạch triển khai xây dựng năm 2009 và bắt đầu hoàn thiện thông xe đầu năm 2015 với số vốn đầu tư hơn 20.600 tỷ đồng. Điểm đầu của tuyến cao tốc này là nút giao An Phú, TP Thủ Đức và điểm cuối nằm tại nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Cao tốc đã góp phần rút ngắn quãng thời gian di chuyển giữa các khu vực, đem lại sự thuận tiện và lợi ích kinh tế lớn cho địa bàn tỉnh.

Cao tốc vàng kết nối khu vực tại Đồng Nai (3)

Các phương tiện lưu thông ngày đêm trên cao tốc này ước tính 42.000 - 45.000 lượt. Điều này đã khiến tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thường xuyên rơi vào cảnh tắc nghẽn giao thông; đặc biệt là đoạn đường từ Quốc lộ 51 hướng về trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. 

Nhận thấy được tình trạng quá tải của tuyến cao tốc này, Bộ Giao Thông Vận Tải đã phê duyệt mở rộng thêm 24km từ nút giao thông An Phú nằm tại Quận 2, TP.HCM kết nối với huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai lên thành 8 làn xe lưu thông vào năm 2025 với nguồn vốn đầu tư hơn 9.800 tỷ đồng. Theo kế hoạch, dự kiến đầu năm 2040, đoạn đường này cũng sẽ nâng cấp lên thành 10 làn xe. Riêng với đoạn 31km từ huyện Long Thành đến Dầu Giây vẫn giữ nguyên quy mô 4 làn xe lưu thông vì đoạn này nhìn chung có thể đáp ứng được nhu cầu lưu thông cho đến năm 2040.

Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết

Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết được xem là một trong ba dự án tuyến cao tốc đã được Quốc hội phê duyệt thông qua với đầu tư công và sử dụng nguồn vốn trung hạn 2020 - 2025. Khởi công vào cuối tháng 9/2020, tuyến cao tốc này được quy hoạch kết nối với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với nút đầu tại Quốc lộ 1A đi qua Mỹ Thạnh kéo dài 99km quy mô gồm 6 làn xe; vận tốc thiết kế 120km/h và có số vốn đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng.

Cao tốc vàng kết nối khu vực tại Đồng Nai (4)Sau khi đã hoàn thành và đưa vào thông xe, dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết sẽ là nguồn động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cùng với trục kinh tế Bắc - Nam. Tuyến cao tốc này cũng yếu tố thu hút sự đầu tư và gia tăng tiềm năng, thế mạnh du lịch của khu vực Nam Trung Bộ và các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là sân bay Quốc tế Long Thành.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành

Tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đã được tiến hành khởi công xây dựng vào quý III/2014, dài hơn 57km với 4 làn xe lưu thông và 2 làn xe dừng khẩn cấp đạt tiêu chuẩn tuyến cao tốc xây dựng loại A. Tổng số vốn đầu tư cho Giai đoạn 1 của dự án này là hơn 31.320 tỷ đồng đi qua các tỉnh Long An, Đồng Nai, TP.HCM. Đây là tuyến cao tốc sử dụng nguồn vốn tài trợ từ ADB và từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA). Là tuyến cao tốc lớn nhất miền Nam với kế hoạch thông xe ban đầu dự kiến vào cuối năm 2018; nhưng cho tới thời điểm hiện tại chỉ hoàn thiện 80% khối lượng do thiếu hụt nguồn vốn và vấn đề vướng mắc mặt bằng.

Cao tốc vàng kết nối khu vực tại Đồng Nai (5)

Trong khoảng thời gian vài tháng trước, Bộ Giao thông Vận tải đã tiến hành phê duyệt điều chỉnh tiến độ của dự án Bến Lức - Long Thành với thời gian dự kiến hoàn thiện vào cuối năm 2023. Việc thực hiện các điều chỉnh này đã hoàn tất các thủ tục gia hạn nguồn vốn vay từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành hoàn thiện sẽ giúp liên kết, giao thoa giữa vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, khi Sân bay Quốc tế Long Thành đưa vào hoạt động thì tuyến đường sẽ giảm được lượt lưu thông cho tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. 

Cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt

Cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt với độ dài hơn 200km với 4 làn xe lưu thông, thiết kế vận tốc 80-100km/h. Cao tốc có điểm nút đầu tại cao tốc Long Thành - Dầu Giây (Đồng Nai); Điểm nút cuối tại tuyến cao tốc Liên Khương - Đà Lạt thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng và được chia thành 3 dự án thành phần.

Dự án Dầu Giây - Tân Phú với độ dài 60km đi qua 3 huyện Thống Nhất, Tân Phú và huyện Định Quán (Đồng Nai); Tổng kinh phí rơi vào hơn 6.400 tỷ đồng. Tuyến đường này cũng được lưu thông với 4 làn xe, vận tốc 80-100km/h.

Cao tốc vàng kết nối khu vực tại Đồng Nai (6)

Dự án Tân Phú - Bảo Lộc với chiều dài 67km và số vốn đầu tư 18.000 tỷ đồng. Tuyến đường này sẽ đi qua các huyện Tân Phú (Đồng Nai), Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng). Trong giai đoạn đầu, kích thước chiều rộng là 17m và vận tốc được thiết kế 80km/h. Đây là một trong số các dự án được ưu tiên đầu tư trước nhằm “chia lửa” cho đoạn đèo Bảo Lộc thường có nguy cơ bị sạt lở do vấn đề về thời tiết.

Dự án còn lại từ Bảo Lộc - Liên Khương với tổng chiều dài 73km và có số vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng bao gồm 4 làn xe và tốc độ là 100km/h.

Sau khi tuyến cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt được hoàn thiện, hệ thống giao thông liên kết vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên sẽ được rút ngắn và thuận lợi hơn, giảm tải tắc nghẽn cho Quốc lộ 20. Dự án được khởi công quý III/2022 và lên kế hoạch hoàn thành năm 2025.

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đã được Thủ Tướng quyết định phê duyệt quy hoạch vào năm 2016 với tổng chiều dài là 77.8km và được chia thành hai dự án thành phần. Trong Giai đoạn 1 của dự án với tổng vốn đầu đầu tư 18.000 tỷ đồng, cao tốc sẽ có điểm nút đầu tại điểm nối với đường tránh Biên Hòa; điểm nút cuối giao với tuyến đường tránh Bà Rịa - Quốc lộ 56. Tuyến cao tốc thi công dự kiến hoàn thành năm 2025 và đưa vào hoạt động vào năm 2026.

Cao tốc vàng kết nối khu vực tại Đồng Nai (6)

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được triển khai 3 dự án thành phần, trong đó: Dự án thành phần 1 chủ đầu đầu tư là UBND tỉnh Đồng Nai; Dự án thành phần 2 sẽ do Bộ Giao thông Vận tải làm làm chủ đầu tư và cuối cùng Dự án thành phần 3 có chủ đầu tư là Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong Giai đoạn 1 của dự án, cao tốc sẽ được lưu thông với 4 - 6 làn xe (theo từng đoạn) và giai đoạn hoàn thiện sẽ nâng cấp lên thành 6 - 8 làn xe. Tuyến cao tốc này sẽ giải quyết áp lực lưu thông từ Quốc lộ 51 khi mà tuyến đường này thường xuyên gặp tình trạng tắc nghẽn.

Chưa bao giờ Đồng Nai sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đồng bộ và hiện đại từ các dự án cao tốc vàng như hiện nay. Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng và đột phá của tỉnh cũng như trung ương trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 và cả những năm tiếp theo. Các dự án cao tốc này chắc chắn được kỳ vọng sẽ giúp hệ thống giao thông tỉnh Đồng Nai hình thành sắc nét và đồng bộ không chỉ tại địa bàn tỉnh mà còn là đầu mối giao thông cực kỳ quan trọng đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Xem thêm các tin tức về thị trường Bất động sản tại: http://drlgroup.vn/tin-du-an