[DRL News] Thống nhất quy hoạch 3 vị trí cầu kết nối Đồng Nai - TP.HCM
DRL GROUP - CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ DRL GROUP

Tin tức

26 05-2023

[DRL NEWS] THỐNG NHẤT QUY HOẠCH 3 VỊ TRÍ CẦU KẾT NỐI ĐỒNG NAI - TP.HCM

Quy hoạch 3 vị trí cầu kết nối Đồng Nai - TP.HCM (1)

[DRL NEWS] THỐNG NHẤT QUY HOẠCH 3 VỊ TRÍ CẦU KẾT NỐI ĐỒNG NAI - TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai là hai tỉnh và thành phố trực thuộc vùng  Đông Nam Bộ có vị trí địa lý, vai trò chủ chốt trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo vấn đề an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước.

Tỉnh đã có văn bản đề xuất đẩy mạnh quy hoạch 3 vị trí cầu nhằm kết nối Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh; phát huy tối đa giá trị kinh tế, xã hội giữa hai vùng.

TP.HCM đề xuất xây dựng bổ sung hai cầu kết nối với Đồng Nai

Cụ thể, Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra kiến nghị về việc quy hoạch xây dựng cầu Đồng Nai 2 với điểm bắt đầu từ Vành đai 3 tại nút giao Gò Công (Phường Long Thành Mỹ, TP Thủ Đức) kết nối với đường ĐT777B (xã Tam An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai).

Đối với cầu Phú Mỹ 2, sẽ có vị trí kết nối từ đường Nguyễn Hữu Thọ chạy dọc theo đường Hoàng Quốc Việt và cắt ngang khu dân cư Phú Hữu (thuộc xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai).

Quy hoạch 3 vị trí cầu kết nối Đồng Nai - TP.HCM (2)*Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Bên phía TP.HCM đã khẳng định vị trí đề xuất kế hoạch xây dựng cầu kết nối này đã được thực hiện rà soát kỹ lưỡng từ các ban ngành và ban lãnh đạo thành phố nên việc điều chỉnh sang vị trí khác là điều không thể.

Từ những kiến nghị và đề xuất của TP.HCM, tỉnh Đồng Nai đã thống nhất và chấp thuận với vị trí của hai cầu kết nối như đã đề xuất trước đó. Tuy nhiên, Đồng Nai mong muốn TP.HCM sẽ nâng quy mô đoạn đường dẫn đầu cầu bên phía TP.HCM từ 6 lên 8 làn xe để đồng nhất với quy mô đường được địa bàn tỉnh Đồng Nai thực hiện quy hoạch và đầu tư.

Đồng thời, Đồng Nai cũng cho biết sẽ chủ động cập nhật các phương án về tuyến cầu, đường dẫn,... sau khi các tuyến cầu được phê duyệt tại các điểm quy hoạch liên quan.

Tỉnh Đồng Nai mong muốn xây cầu để thay thế Phà Cát Lái

Quy hoạch cầu kết nối Đồng Nai - TP.HCM (3)*Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Ngoài hai cầu kết nối đã được đề xuất trên, trong văn bản kiến nghị gửi đến TP.HCM, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - Ông Cao Tiến Dũng đã đề xuất xây dựng cầu để thay phà Cát Lái với 6 làn xe tại vị trí phà đang hiện hữu và dự kiến đầu tư trước năm 2025. Đồng Nai cũng cho rằng vị trí đề xuất xây dựng cầu Cát Lái hiện tại phù hợp với quy hoạch khu đô thị mới tại Nhơn Trạch đã được đích thân Thủ tướng Chính phủ tiến hành phê duyệt và quy hoạch trong vấn đề sử dụng đất tại huyện Nhơn Trạch.

Vì sao tỉnh Đồng Nai muốn sớm xây dựng cầu kết nối thay thế phà Cát Lái?

Lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải địa bàn tỉnh Đồng Nai cho biết, vị trí xây dựng cầu kết nối trên đã được chấp thuận bởi Thủ tướng Chính phủ và đã được chủ trương bổ sung vào việc quy hoạch giao thông vận tải TP.HCM bắt đầu từ năm 2017. Vào năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận giao cho UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các dự án xây dựng cầu thay thế cho phà Cát Lái.

Tuy nhiên, cho đến nay cả hai địa phương vẫn chưa đưa ra quyết định thống nhất vị trí xây cầu thay thế phà Cát Lái để làm cơ sở thực hiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Chính vì vậy, việc triển khai thực hiện sớm cầu kết nối thay phà nhằm mục đích xóa bỏ phà Cát Lái hiện hữu là điều rất cần thiết.

Quy hoạch cầu kết nối Đồng Nai - TP.HCM (4)*Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Lãnh đạo Sở Giao thông tỉnh cũng giải thích: “Do tính cấp bách trong việc kết nối hệ thống giao thông nhằm chia sẻ lưu lượng xe với tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây hiện đang quá tải và để phục vụ kết nối với sân bay Quốc tế Long Thành. Việc thay thế phà Cát Lái sớm sẽ đảm bảo được lưu lượng xe an toàn hơn. Do đó, Đồng Nai tiếp tục có những kiến nghị xây dựng cầu Cát Lái ở giai đoạn hiện tại theo những chủ trương từ Thủ tướng Chính phủ”.

Phà Cát Lái từng dự kiến khởi công năm 2020

Vào năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra kết luận bàn giao cho UBND Đồng Nai chính là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc triển khai dự án cầu Cát Lái để thay phà Cát Lái. Đồng thời có biện pháp phối hợp chặt chẽ với Thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện dự án đúng quy trình hiện hành.

Tại thời điểm đó, theo UBND Đồng Nai, cầu Cát Lái được dự kiến khởi công vào năm 2020, có chiều dài 3.782m với phần cầu chính chiều dài 650m và được kết cấu bằng dây văng liên kết hai trục của tháp với tổng đầu tư lên đến 7.200 tỷ đồng và dự án được tách thành 3 dự án thành phần.

Quy hoạch cầu kết nối Đồng Nai - TP.HCM (5)*Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, khi việc triển khai dự án theo hình thức hợp đồng xây dựng (BOT) không khả thi thì sẽ nghiên cứu triển khai thực hiện theo phương án BOT kết hợp BT (hợp đồng xây dựng - chuyển giao); quỹ đất trong phần BT sẽ được nghiên cứu sử dụng quỹ đất của tỉnh Đồng Nai.

Tại các buổi trao đổi và làm việc giữa TP.HCM và Đồng Nai liên quan đến dự án vẫn được đánh giá cao khi có cầu Cát Lái; Bên cạnh đó giao thông giữa TP.HCM - Nhơn Trạch sẽ được kết nối thông suốt; kết nối với mạng lưới giao thông TP.HCM - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu nhằm giảm tải lưu lượng cho tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Tuy nhiên, cho đến nay tỉnh Đồng Nai vẫn gửi kiến nghị để TP.HCM xây dựng cầu Cát Lái.

Hy vọng với những chia sẻ từ DRL Group giúp các bạn cập nhật và có được những thông tin hữu ích về việc thống nhất quy hoạch 3 vị trí cầu kết nối Đồng Nai - TP.HCM. Xem thêm những thông tin thú vị khác tại: https://drlgroup.vn/tin-du-an.