[DRL News] Sân bay Long Thành và tiềm năng gia tăng giá trị khu vực lân cận
DRL GROUP - CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ DRL GROUP

Tin tức

24 05-2023

[DRL NEWS] SÂN BAY LONG THÀNH VÀ TIỀM NĂNG GIA TĂNG GIÁ TRỊ KHU VỰC LÂN CẬN

Sân bay Long Thành gia tăng giá trị khu vực lân cận (1)

[DRL NEWS] SÂN BAY LONG THÀNH VÀ TIỀM NĂNG GIA TĂNG GIÁ TRỊ KHU VỰC LÂN CẬN

Trong số những khu vực xung quanh TP.HCM thì Đồng Nai là thị trường được đánh giá có nhiều tiềm năng cũng như cơ hội phát triển nhất. Là một “điểm sáng” trên bản đồ thị trường bất động sản Việt Nam; Đồng Nai cũng là một trong những tỉnh phía Nam có nhiều quỹ đất sạch, thuận lợi phát triển dự án đô thị, lợi thế cơ sở hạ tầng. Những lợi thế này không chỉ được thể hiện ở việc sở hữu vị trí địa lý mang tính chiến lược hay hệ thống giao thông trọng điểm liên kết các vùng mà còn nằm ở tiềm năng gia tăng giá trị các khu vực lân cận.

Trong khi đó, cùng với sự hình thành của Sân bay Quốc tế Long Thành. Những giá trị mang tính đầu tư như: Cơ sở hạ tầng, tiện ích nội khu, cảnh quan, nhu cầu nhà ở, giao thương, thu hút đầu tư, giá trị đất nền,... cũng sẽ gia tăng theo khi sân bay Quốc tế Long Thành đi vào hoạt động. Đây cũng chính là những giá trị thực và bền vững với thời gian mà những nhà đầu tư, nhà phát triển các dự án hướng tới. 

Vậy, đâu là những lợi thế Sân bay Long Thành và tiềm năng gia tăng giá trị khu vực lân cận không thể bỏ qua? Cùng DRL Group tìm hiểu những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Sân bay Quốc tế Long Thành - Thỏi nam châm hút vốn đầu tư của Đồng Nai

Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành nằm tại huyện Long Thành (Đồng Nai), cách TP.HCM khoảng 40km về hướng Đông. Dự án được quy hoạch với diện tích 5.000ha chia thành 3 giai đoạn với tổng số vốn đầu tư hơn 16 tỷ USD (tương đương với hơn 336.000 tỷ đồng). 

Trong đó, Giai đoạn 1 đầu tư với số vốn hơn 5,4 tỷ USD. Mục tiêu của dự án trong giai đoạn này chính là đầu tư xây dựng một đường cất và hạ cánh, nhà ga của hành khách cùng những hạng mục phụ trợ khác đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm; nhà ga hàng hóa công suất 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; chậm nhất đến năm 2025 dự kiến sẽ hoàn thành và có thể đưa vào khai thác. Trong Giai đoạn 2, sân bay sẽ được xây thêm nhà ga hành khách, một đường cất hạ cánh với cấu hình mở để đạt công suất khoảng 50 triệu khách/năm; Giai đoạn 3 sẽ hoàn thành các hạng mục còn lại để sân bay đạt mục tiêu công suất 100 triệu khách/năm.

Sân bay Long Thành gia tăng giá trị khu vực lân cận (2)

Sân bay Quốc tế Long Thành sẽ là cảng hàng không lớn và quan trọng bậc nhất của Việt Nam trong tương lai gần, trở thành một trong những thị trường hàng không với tốc độ tăng trưởng cao. Bên cạnh đó, sân bay Long Thành nằm ở vị trí trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - khu vực có nền kinh tế phát triển năng động, hiện đại, nhu cầu vận chuyển hàng không thuộc top đầu cả nước.

Long Thành hiện đang sở hữu rất nhiều yếu tố thuận lợi để trở thành một “Thành phố sân bay” trong tương lai không xa. Đây là mô hình đô thị hết sức đặc biệt với việc lấy yếu tố dịch vụ vận chuyển hàng không làm trung tâm cho sự hình thành và phát triển dịch vụ thương mại, các khu công nghiệp, logistics, cơ sở y tế, hội nghị, hệ thống giao thông, khu vui chơi giải trí, khách sạn, nhà hàng,... Dự kiến trong năm 2025, sân bay có thể đưa vào khai thác và tạo được đòn bẩy cho sự tăng trưởng kinh tế; gia tăng vốn đầu tư nước ngoài (FDI), thu hút lượng lớn du khách đến với Đồng Nai nói riêng và khu vực Phía Nam nói chung.

2. Sân bay Long Thành và tiềm năng gia tăng giá trị khu vực lân cận

2.1 Cơ sở hạ tầng lân cận phát triển đồng bộ

Theo kế hoạch, trong khoảng bán kính từ 5 - 10km từ sân bay Long Thành, Khu vực vùng 1 sẽ được chính quyền quy hoạch thành khu tập trung của các khu công nghiệp (KCN) gồm rất nhiều nhóm ngành logistic, ngành công nghệ cao, kho bãi,... các doanh nghiệp kinh doanh. 

Khu vực vùng tiếp giáp sân bay và phụ trợ dự kiến sẽ quy hoạch theo mô hình vệ tinh với khu dân cư, thị trấn, các khu đô thị thông minh và các khu tái định cư với tổng diện tích 15.000 ha hay còn gọi là Khu vực vùng 2. Năm 2020, Đồng Nai cũng đã thông qua hơn 300 dự án khu dân cư trên địa bàn tỉnh hướng tới việc phát triển các cơ sở hạ tầng đô thị bài bản và đồng bộ. Đặc biệt là khu vực xung quanh sân bay Long Thành hiện nay đang quy tụ rất nhiều các dự án đô thị tiềm năng từ những chủ đầu tư uy tín.

Sân bay Long Thành gia tăng giá trị khu vực lân cận (3)

Khu vực vùng 3 với 5.000 ha sẽ là nơi phát triển các tiện ích thương mại, dịch vụ, vui chơi - giải trí, khu dịch vụ hỗ trợ nằm ở cửa ngõ sân bay nhằm phục vụ cho khách du lịch cũng như nâng cao chất lượng sống cho dân cư địa phương. 

Khu vực vùng 4 (phụ cận) cách sân bay 10km, tiếp giáp với Biên Hòa sẽ dự kiến sẽ quy hoạch với tổng diện tích 2.000ha thành các trung tâm dịch vụ, thể thao, triển lãm,...nhằm tạo nên một mô hình quần thể sát nhau như mô hình của các nước phát triển. 

Bên cạnh đó, lợi thế kinh tế từ sân bay Long Thành sẽ được tận dụng tối đa khi Long Thành đang sở hữu 5 Khu công nghiệp (KCN) và hàng chục các KCN khác giáp ranh ở những khu vực trọng điểm phía Nam như TP.HCM, tỉnh Bình Dương và TP Bà Rịa.

2.2 Mức đầu tư “khủng” 

Theo kế hoạch, sân bay Long Thành sẽ xây dựng 4 đường băng và được chia thành 3 giai đoạn có số vốn đầu tư 16 tỷ USD. Ở Giai đoạn 1 của dự án (2020 - 2025) kinh phí đầu tư rơi vào khoảng 5,5 tỷ USD, sân bay Long Thành dự kiến sẽ đạt 25 triệu hành khách/năm và đạt 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.

Sân bay Long Thành gia tăng giá trị khu vực lân cận (4)

Vừa qua, địa bàn tỉnh cũng đã tiến hành giải phóng mặt bằng để chuẩn bị khởi công 2 tuyến đường giao thông kết nối sân bay. Cụ thể, tuyến số 1 với độ dài 3,8km kết nối trục chính sân bay (phía Tây) với Quốc lộ 51 và có quy mô 6 làn xe. Tuyến số 2 với độ dài 3,5km kết nối cao tốc Long Thành - Dầu Giây với quy mô 4 làn xe; tuyến này chạy song song với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Tổng chi phí xây dựng của 2 tuyến này khoảng 4.802 tỷ đồng.

Với sự đồng bộ trong quá trình quy hoạch tổng thể, sân bay Long Thành hứa hẹn sẽ mang lại nhiều giá trị cho khu vực trong tương lai, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ tại Đồng Nai. Đặc biệt là sự tăng trưởng tiềm năng do sân bay mang lại trong dài hạn đến từ phát triển các dịch vụ, khu đô thị, công nghiệp,... còn lớn hơn nữa. Điều này không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia mà còn là động lực để phát triển, tăng trưởng vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam.

2.3 Giá trị đất nền tăng vọt

Theo Báo cáo từ thị trường bất động sản năm 2020 của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs), việc khởi công và xây dựng sân bay Quốc tế Long Thành cùng hàng loạt các tuyến đường kết nối các khu vực trọng điểm xung quanh TP.HCM đã tạo nên một làn sóng sôi động và tác động mạnh mẽ đến giá đất trên thị trường bất động sản thời gian qua và cả trong tương lai.

Theo khảo sát từ Báo Tiền Phong, nếu những năm trước, giá đất tại Đồng Nai rơi vào khoảng 12-14 triệu đồng/m2 thì những năm gần đây giá đất tại khu vực các xã Long Đức, Lộc An,... gần trung tâm Long Thành đã có sự tăng vọt từ 30-40% so với đầu năm 2020.

Sân bay Long Thành gia tăng giá trị khu vực lân cận (5)

Đối với các dự án đất nền quy mô nhỏ hơn tại các xã gần thị trấn Long Thành như Long An và Lộc An, giá dao động từ 20-30 triệu đồng/m2; khu vực trung tâm An Phước với giá thấp nhất rơi vào 25 triệu đồng/m2. Đối với đất thổ cư trong các con đường nhỏ, hẻm tại các xã Long Phước, Bình Sơn giá giao động từ 15-20 triệu đồng/m2; các xã Long An, Lộc An, Long Đức có mức giá 18-25 triệu đồng/m2. Đặc biệt, tại khu vực Long Thành - nơi sở hữu dự án sân bay đã có nơi giá đất tăng chạm ngưỡng trên 100 triệu đồng/m2.

Cơn sốt từ thị trường bất động sản Đồng Nai chưa có dấu hiệu hạ nhiệt là hoàn toàn có căn cứ khi nhiều năm gần đây, Đồng Nai là 1 trong 5 tỉnh thành đứng đầu cả nước về việc phát triển khu công nghiệp (KCN), thu ngân sách nhà nước. Hiện dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào địa bàn tỉnh là hơn 32,5 tỷ USD và dòng vốn đầu tư trong nước là hơn 300.000 tỷ đồng. 

Theo đánh giá, trong 5 năm tiếp theo Đồng Nai vẫn sẽ là nơi thu hút nhiều tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài để chọn làm khu vực đầu tư mới, mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực khác như: công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, thương mại dịch vụ,... Rất nhiều các tập đoàn FDI hiện nay đang chờ đợi hoàn thiện cơ sở hạ tầng khu công nghiệp; các tuyến giao thông và đặc biệt là sân bay Long Thành để xin cấp phép đầu tư cho các dự án. 

Hy vọng với những thông tin Bất động sản DRL Group chia sẻ trên đây đã cung cấp cho khách hàng những thông tin hữu ích về sân bay Long Thành và tiềm năng gia tăng giá trị khu vực lân cận. 

Tìm hiểu thêm các thông tin dự án đất nền Đồng Nai tại: http://drlgroup.vn/tin-du-an